Trong quan niệm của người Việt xưa, chó là con vật trung thành và mang lại nhiều may mắn. Chó bình thường chỉ coi được phần dương, muốn canh giữ phần âm thì phải ”nuôi” chó đá hoặc chó phong thủy bằng đồng, vàng.
Thực tế không phải đến ngày nay người ta mới coi chó như một người bạn trung thành mà trong văn hóa dân gian Việt Nam và một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản… đã có tục thờ chó đá như một vị thần linh canh giữ và bảo vệ cho dân làng. Ở một số vùng nông thôn Việt Nam Tục thờ chó đá còn được giữ cho đến ngày nay và được biểu hiện dưới nhiều hình thức. Người Việt thường chôn chó đá trước cổng như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà hoặc đặt chó đá trên bệ thờ và coi như một bậc thần linh. Chó phong thủy trong nhà thường nhỏ, mang dáng vẻ hiền lành, không to lớn như chó đá ở đình, đền, phủ. Tượng chó tượng trưng cho sự trung thành.
Trong quan niệm của người Việt xưa, chó là con vật trung thành và mang lại nhiều may mắn
Tượng chó đá hay nghê đá ở một số đình chùa hiện nay thường được dùng để thay thế cho sư tử ngoại lai. Chó canh cửa là điều hợp với thực tế cuộc sống, cũng là biểu tượng của điềm lành. Người xưa quan niệm chó đến nhà là tốt nên nhiều nơi thờ cúng không chỉ trước đây mà còn giữ cho đến ngày nay.
Ở đất nước Nhật Bản có một chú chó tên là Hachico suốt 10 năm liền dù mưa hay nắng ngày nào cũng ra bến tàu đón chủ mặc dù ông chủ của nó đã chết vì đột tử, hiện nay người Nhật đúc tượng chú chó Hachico như biểu tượng của sự trung thành cũng giống như tính cách của chính con người Nhật.
Chó canh cửa là điều hợp với thực tế cuộc sống, cũng là biểu tượng của điềm lành
Theo: dodongquangha.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét