Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2019

Giới thiệu cơ sở đúc chuông đồng uy tín

Tiếng chuông chùa ngân lên luôn là âm thanh khiến con người ta tĩnh tâm, tâm hồn thanh thản là pháp khí không thể thiếu được trong chân tu. Tuy nhiên, đúc ra được những chiếc chuông đồng bền đẹp, khi đánh vào phát ra tiếng trong trẻo, vang vọng đòi hỏi các nghệ nhân lâu năm, kinh nghiệm của cơ sở đúc chuông đồng uy tín mới làm được. Bài viết này sẽ giới thiệu một địa chỉ đúc chuông uy tín chất lượng trên toàn quốc không nên bỏ qua.

Những loại chuông đồng phổ biến sử dụng trong chùa và tự viện

Chuông đồng được chia thành 3 loại khác nhau dựa trên kích thước và hình dạng bên ngoài. Loại chuông đồng lớn nhất có tên là Đại Hồng Chung, có thể cao đến vài mét và nặng tới hàng trăm cân. Đại Hồng Chung có tên gọi khác là chuông u minh, thường đánh vào buổi tối từ 18h30 đến 19h (trước giờ kinh Tịnh độ) và buổi sáng từ 3h30 đến 4h (trước thời công phu sáng).


Đại Hồng Chung là chuông có kích thước lớn nhất trong các loại chuông đồng

Tiếng chuông u minh buổi sáng nhắc nhở các thiền sư, Phật tử tinh tấn tu hành để chóng vượt qua vòng luân hồi tối tăm đau khổ. Khi đánh vào buổi tối, tiếng chuông u minh nhắc nhở người tu hành rằng: mọi cơn vô thường rồi sẽ chóng qua, chỉ có tu tâm, tĩnh thần, giác ngộ mới là cách để bài trừ mọi sân si, đau khổ.

Hình dáng tương tự như chuông u minh (Đại Hồng Chung) nhưng kích thước nhỏ hơn là chuông Báo Chúng (Báo Chúng Chung). Loại chuông này còn có tên khác là chuông Tăng Đường. Vì trọng lượng nhẹ nên một người cũng có thể xách lên được. Chuông Báo Chúng được treo ở trai đường, dùng để báo tin vào những lúc họp đại chúng, thọ trai, giờ chấp tác, giờ bái sám trong các tự viện cho Tăng chúng biết.


Chuông Báo Chúng kích thước nhỏ thường được treo ở trai đường

Loại chuông cuối cùng là chuông Gia Trì (Gia Trì Chung) có hình dáng giống cái bát. Chuông có đủ ba loại lớn, vừa và nhỏ. Chuông lớn dùng ở chùa, chuông vừa và nhỏ thường được Phật tử tại gia sử dụng nhiều hơn. Chuông Gia Trì thường được dùng trong các nghi lễ tụng niệm, bái sám, cầu siêu thực hiện bởi chư tăng Phật tử. Tiếng chuông vang lên để báo hiệu sắp hết đoạn kinh đang tụng hoặc câu niệm Phật, để mọi người cùng quỳ lạy đúng lúc, không trở nên hỗn loạn ảnh hưởng đến buổi tụng niệm.

Dương Quang Hà – Cơ sở đúc chuông đồng uy tín đến từ làng đúc đồng cổ Ý Yên, Nam Định

Với kinh nghiệm đúc chuông đồng được cha ông truyền lại, kết hợp cùng cơ sở thực tiễn, Dương Quang Hà đúc ra được những chiếc chuông không chỉ bền đẹp mà âm thanh còn to, trong, vang vọng vô cùng chất lượng. Quy trình đúc ra một chiếc chuông đồng tại cơ sở Dương Quang Hà phải trải qua những bước sau:


Nấu đồng nóng chảy để chuẩn bị cho quá trình đúc chuông

Phác thảo: Dựa trên yêu cầu về hình dáng và trọng lượng của chuông, Dương Quang Hà sẽ tính toán chiều rộng, chiều cao phù hợp để tạo khuôn đúc ra quả chuông đó.

Cắt se thao, se bìa: Thao (khuôn trong) và bìa (khuôn ngoài) chủ yếu bằng đất giấy sống có tác dụng tạo độ mịn cho bề mặt chuông, đảm bảo tính thẩm mỹ.

Đắp khuôn: Khuôn đúc chuông đồng được tạo ra bằng cách dùng đất sét pha với đất thịt nhào luyện với trấu. Tạo khuôn là công đoạn khó khăn nhất khi đúc chuông bởi nó đòi hỏi sự chính xác, tính thẩm mỹ, yêu cầu các nghệ nhân có tay nghề cao, nắm vững kỹ thuật đúc đồng mới làm được.

Se khuôn và tràm in hoa văn: Khuôn hoàn thành xong sẽ được đưa vào se, sau đó in hoa văn lên để tạo thành hoa văn của chuông đồng. Hoa văn chuông đồng thường là chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ và các họa tiết có tính thẩm mỹ, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc Việt.

Đốt khuôn: Bước này vô cùng quan trọng, giúp cho khuôn có độ khô vừa phải, không ướt quá cũng không khô quá. Khuôn ướt hoặc khô quá khi đổ đồng vào sẽ khiến bề mặt chuông bị rỗ, đường nét trên chuông không được tinh xảo.

Đúc chuông: Đồng được pha với thiếc theo tỷ lệ phù hợp với trọng lượng quả chuông. Khâu này cần pha đúng tỷ lệ thì mới đảm bảo được độ ngân vang của chuông. Hỗn hợp đồng được nấu chảy ở nhiệt độ 1200°C rồi sau đó đổ vào khuôn chuông được tạo sẵn.


Đổ đồng vào khuôn chuông đã được tạo sẵn

Dỡ khuôn, làm nguội: Sau khi đúc, chờ đến khi nào đồng nguội thì quả chuông được dỡ ra khỏi khuôn và tiến tới bước hoàn thiện.

Hoàn thiện chuông: Quả chuông đồng sau khi dỡ khuôn được mài sạch, đánh bóng, chạm khảm thêm hoa văn và lấy màu theo yêu cầu của khách hàng đưa ra.


Hoàn thiện chuông sau bước làm nguội và gỡ ra khỏi khuôn

Được thực hiện bởi quy trình đúc kỳ công như vậy, chuông đồng do Dung Quang Hà sản xuất có hình dáng, màu sắc đẹp, hoa văn tinh xảo, độ ngân vang đạt chuẩn. Những chiếc chuông đồng thành phẩm này là minh chứng rõ ràng nhất cho uy tín của cơ sở đúc chuông đồng Dương Quang Hà.

Đặc biệt, vào ngày 19/2 âm lịch năm Kỷ Hợi (tức ngày 24/3/2019), Dương Quang Hà vinh dự được đúc Đại Hồng Chung cho chùa Nguyệt Hạ, Yên Tân, Ý Yên, Nam Định. Ngay trong khuôn viên chùa, nghệ nhân của cơ sở đúc chuông đồng uy tín Dương Quang Hà đã hoàn thành và bàn giao lại Đại Hồng Chung 600 kg cho chùa dưới sự chứng kiến của chư vị thiền sư cùng Phật tử chùa Nguyệt Hạ. Chiếc chuông này được đúc hoàn toàn thủ công từ đồng nguyên chất liền khối cao cấp, tinh xảo đến từng chi tiết từ thân chuông đến nóc chuông.


Cơ sở đúc chuông đồng uy tín Dương Quang Hà thực hiện đúc Đại Hồng Chung nặng 600 kg cho chùa Nguyệt Hạ, Ý Yên, Nam Định

Quý thiền sư, Tăng ni, Phật tử thành tín gần xa có nhu cầu đúc chuông đồng, xin vui lòng liên hệ cơ sở đúc chuông đồng uy tín Dương Quang Hà theo địa chỉ:

CÔNG TY ĐÚC ĐỒNG MỸ NGHỆ DƯƠNG QUANG HÀ
Trụ sở Công ty và Xưởng SX: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định
Địa chỉ Showroom và VPGD: 845 Đường Giải Phóng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
Hotline: 0988927777
Email: mynghequangha@gmail.com
Website: https://dodongquangha.com/
Fanpage: Đồ đồng Dương Quang Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét