Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

Tranh đồng vinh quy bái tổ có ý nghĩa như thế nào với văn hóa Việt?

Tranh đồng vinh quy bái tổ là một trong những bức tranh được người Việt trưng bày phổ biến trong nhà. Tuy nhiên, bức tranh này có nguồn gốc từ đâu? Ý nghĩa ẩn chứa trong bức tranh ấy là gì? Thì không phải ai cũng biết, cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau. 

Nguồn gốc của bức tranh vinh quy bái tổ 

Theo sử sách ghi lại vào năm 1484, Vua Lê Thánh Tôn ban lệ “Bia Đá Đề Danh”, nghĩa là ghi lại danh tính của các tân khoa tiến sĩ trong các kỳ thi, bằng cách khắc vào bia đá, dựng ở Văn Miếu tại cố đô Thăng Long, để tên tuổi của họ lưu danh muôn thuở. Trên mỗi bia đá, ngoài khắc tên, tuổi, quê hương của các tân khoa tiến sĩ trong kỳ thi đó, còn có danh tinh của các quan trường chấm thi và một bài văn bia nói về ý nghĩa của việc học hành và việc phục vụ đất nước. Hiện nay tại Văn Miếu Hà Nội vẫn còn 82 bia đá trong tổng số 117 bia đã được lập.


Theo lệ đó mà hàng năm các tân khoa được nhà vua ban yến tiệc, mũ áo, cân đai và cho lính hầu đưa rước về nơi sinh quán “Vinh Quy Bái Tổ”. Dân chúng trong tỉnh huyện, làng xã hãnh diện đón rước vị tân khoa với cờ, lọng, chiêng, trống rầm rộ. Nếu vị tân khoa đã có gia đình thì người vợ cũng được đón rước cùng với chồng theo đúng lệ “ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau”. Khi về tới làng, vị tân khoa sẽ đến nhà thờ tổ của dòng họ và đình làng bái tạ tổ tiên, rồi về bái tạ thầy dạy và cha mẹ.
Ý nghĩa của bức tranh đồng vinh quy bái tổ

Vinh Quy Bái Tổ không chỉ là vinh dự cho vị tân khoa, cho cha mẹ họ hàng, làng xóm mà còn là dịp để vị tân khoa bỏ bày lòng biết ơn đối với tổ tiên, cha mẹ và thầy dạy theo đúng đạo lý Việt Nam: “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Dân tộc Việt Nam rất hãnh diện với truyền thống văn hóa này.


Ngày nay, với những người dù làm quan hay doanh nhân, hoặc thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào khi về quê hương, làng xóm cũng là mang vinh quang, thanh danh về báo với gia đình vì vậy cũng gọi là vinh quy bái tổ.

Ngoài tranh đồng vinh quy bái tổ, tranh còn được chế tác với nhiều chất liệu như: tranh khảm trai, tranh gỗ, tranh cát, tranh sơn dầu…, dù ở chất liệu nào thì bố cục bức tranh vẫn không thay đổi, đó là hình ảnh một ông quan đội mũ mão trên lưng ngựa, với cờ lọng, có người đánh chiêng trống, quân lính theo sau tiến vào trong làng. Hình ảnh làm hiện lên vẻ đẹp thôn quê.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét