Chữ Phúc được mọi người nói và viết rất nhiều, nó cũng thường được nhắc tới như lời chúc tụng nhau “phúc như đông hải, thọ tỷ nam sơn”, nhưng ít ai để tâm suy nghĩ xem nó là gì? có ý nghĩa thế nào? Để hiểu hơn về chữ phúc chúng ta cùng tìm hiểu về 3 giai thoại sau đây.
Về mặt chiết tự chữ Phúc 福 bên là bộ “kỳ”, cúng bái, cầu xin, do sự linh thiêng hoặc nhờ may mắn mà có. Chữ “nhất khẩu tử” nghĩa là gia đình, “nhất khẩu ” là gia đình, chứ không phải là một miệng ăn. Cầu xin cho gia đình có ruộng, no đủ. Tính từ dưới lên trên có nghĩa là ruộng mênh mông. Ruộng (điền) nhìn xa chỉ thấy 4 cạnh (khẩu), xa nữa chỉ thấy một cạnh (nhất) và xa nữa thì không còn bờ giới hạn. Chữ Phúc ở đây được hiểu là Phúc Đức.
Chữ Phúc ở đây được hiểu là Phúc Đức
Giai thoại về vua Gia Long đời Nhà Nguyễn
Chuyện dân gian kể rằng, vào thời Vua Gia Long có 1 vị quan lập nhiều công trạng hiển hách được nhà vua tặng thưởng, vua hỏi nay ta ban thưởng khanh muốn trẫm thưởng gì?Vị quan thưa: Thần chỉ xin vua ban 1 chữ
Vua thấy lạ bèn hỏi: Chữ gì?
Vị quan trả lời: Xin đặng chữ Phúc
Vua Gia Long nghe vậy cười nói: tiền bạc, chức tước thì ta cho được còn Phúc thì chỉ có Trời ban mà thôi, cả dòng họ ta chỉ nhờ chữ Phúc mà hiển vinh nhiều đời nay. (Dòng họ Nguyễn đã đệm chữ Phúc vào tên của họ như vua Gia Long là Nguyễn Phúc Ánh).
Chữ Phúc trong tích “Tái ông thất mã”
Tích kể rằng phía Bắc Trung Quốc có 1 ông lão một hôm thả ngựa ăn cỏ vì lơ đễnh để 1 con chạy mất, biết tin mọi người trong xóm đến chia buồn. Ông lão là người hiểu việc đời nên điềm tĩnh nói: biết đâu con ngựa chạy mất lại là điềm tốt đối với tôi. Ít lâu sau con ngựa đó dẫn theo 1 con ngựa to khỏe trở về, biết tin người trong xóm lại kéo đến chia vui cùng ông nhưng ông lại thở dài nói: biết đâu con ngựa này lại mang tới tai họa cho tôi. Con trai ông lão thấy con ngựa kia đẹp lại to khỏe nên cưỡi thử, do chưa quen người nên con ngựa kia chạy loạn và hất tung làm con ông lão ngã ngựa gãy chân, người trong xóm vội tới hỏi han, ông lão cười nói: mọi người chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa nầy mà được phúc. Thời gian sau, đất nước xảy ra chiến tranh, trai tráng trong làng đều phải đi lính và tử trận, riêng con trai ông lão vì gãy chân mà được bình an ở nhà.Qua câu chuyện này người đời muốn nói tới Họa là gốc của Phúc, Phúc là gốc của Họa. Họa Phúc luân chuyển và tương sinh. Sự biến đổi ấy không thể nhìn thấy được, chỉ thấy cái hậu quả của nó “Tái ông thất mã, an tri họa phú”.
Tranh chữ Phúc cao cấp - Đồ đồng Dương Quang Hà
Giai thoại về Phạm Trọng Yên – Tể tướng triều Tống
Phạm Trọng Yên xuất thân nghèo khó, sau này đỗ đạt hiển vinh làm quan Tể tướng không quên gốc tích của mình, ông luôn làm việc phúc, giúp đỡ dân nghèo. Có một lần ông mua được 1 căn nhà đẹp ở Tô Châu, thầy phong thủy xem khen địa thế đẹp hết lời, phong thủy vô cùng tốt, đời sau nhất định hiển vinh làm quan to. Nghe vậy Phạm Trọng Yên bèn nghĩ phong thủy tốt như vậy sao không làm trường học để người dân Tô Châu có thể tới học tập và đỗ đạt. Ông luôn dạy con cái làm người phải biết sửa mình để có một tấm lòng chí công vô tư, tích phúc hành thiện.Thông qua tích này ta có thể thấy: “Tích thiện chi gia tất hữu dư khánh”(gia đình nào mà làm nhiều điều phúc cho mọi người xung quanh, luôn tích đức hành thiện, làm điều lành thì tất có thừa phúc). Có thể thấy được phúc đức trong cuộc sống là từ đâu đến? Phúc phận là do đã tu sửa, chỉ có tích đức làm việc thiện mới có thể cải biến được số phận của mình.
Xã hội hiện nay đâu đâu cũng thấy cạnh tranh về kinh tế, con người luôn phải suy nghĩ làm sao để ngày hôm sau kiếm được tiền và kiếm nhiều hơn hôm trước, điều này vô tình đã làm cho con người xa rời nhau, hàng xóm quên đi tình nghĩa láng giềng…, nhưng cũng không khó để thấy được những tấm lòng hảo tâm luôn làm việc thiện, điều phúc một cách vô tư không hề vụ lợi, họ làm với một cái tâm trong sáng. Chúng ta hãy đồng hành với họ góp nhặt những điều tốt dù là nhỏ nhất cũng giúp ta “tích phúc hành thiện” cho con cháu sau này được hưởng phúc đức cha ông để lại.
Theo: dodongquangha.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét