Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

Địa chỉ đúc chuông đồng đẹp và tinh xảo

Từ bao đời nay, hình ảnh chiếc chuông đồng và chùa chiền luôn luôn gắn liền với nhau, không thể tách rời. Tiếng chuông đồng trở thành hiệu lệnh trong các chùa chiền, làm thước đo thời gian để các tăng ni tuân thủ giờ giấc. Trong khung cảnh tĩnh mịch của chùa chiền tiếng chuông đồng khiến tâm hồn khoáng đạt thanh tịnh, làm tăng thêm sự uy nghi của ngôi chùa.
Chuông đồng có nhiều kích thước và sức nặng khác nhau, tùy theo nhu cầu cử hành nghi lễ mà chọn đúc chuông đồng cho phù hợp. Có 3 loại chuông thường dùng trong các tự viện là Đại Hồng chung; Báo Chúng chung; Gia Trì chung.
Đại Hồng chung (chuông Đại Hồng): Là loại chuông lớn gọi là chuông u minh, thường đánh vào buổi tối từ 18h30 đến 19h (trước giờ kinh Tịnh độ). Buổi sáng thường là từ 3h30 đến 4h (trước thời công phu sáng). Đánh vào lúc đầu buổi tối có ý là nhắc nhở cơn vô thường nhanh chóng cho mọi người và đánh vào lúc sáng sớm là có ý thức tỉnh mọi người tinh tấn tu hành để chóng vượt ra ngoài vòng tối tăm đau khổ.
Cách sử dụng: Khi đánh chuông này, thường đánh 108 tiếng, tiêu biểu ý nghĩa đoạn trừ 108 phiền não căn bản (88 kiến hoặc, 10 tư hoặc, 10 triền: Vô tàm, vô quý, hôn trầm, ác tác, não, tật, trạo cử, thùy miên, phận, phú  = 108 phiền não) của chúng sanh. Vì vậy, trong bài kệ chuông có câu: “Văn chung thanh phiền não khinh – dịch: nghe tiếng chuông phiền não nhẹ…” là ý nói nghe tiếng chuông thì 108 phiền não được tiêu trừ, tâm trí được nhẹ nhàng thanh thoát vậy. Bài kệ đọc trong khi nghe chuông đánh: “Văn chung thanh phiền não khinh, trí huệ trưởng bồ đề sanh, ly địa ngục xuất hỏa khanh, nguyện thành Phật độ chúng sanh, án già ra đế gia toá ha”. Còn khi đánh chuông thì đọc bài kệ: “Nguyện thử chung thanh siêu pháp giới, thiết vi u ám tất giai văn, văn trần thanh tịnh chứng viên thông, nhất thế chúng sanh thành chánh giác”, tiếp đến niệm danh hiệu Quán-thế-âm và thong thả đánh cho đủ 108 tiếng.
Báo Chúng chung (chuông Báo Chúng): Cũng gọi là chuông Tăng đường, tức là chuông nhỏ, chỉ một người xách lên được. Hình dạng của Báo Chúng chung cũng như Đại Hồng chung, được treo ở trai đường.
Cách sử dụng: Dùng để báo tin cho Tăng chúng biết vào những lúc họp đại chúng, thọ trai, giờ chấp tác, giờ bái sám trong các tự viện.
Gia Trì chung (chuông gia trì): Chủ yếu sử dụng khi làm lễ tụng niệm,tiếng chuông là hiệu lệnh cần thiết để bắt đầu một buổi lễ nhịp nhàng trình tự, giúp mọi người tham gia buổi lễ hòa hợp thanh tịnh và hướng đến nhất tâm.
Cách sử dụng: Loại chuông nầy dùng để đánh lên trong lúc tụng kinh, bái sám. Tiếng chuông được sử dụng trước khi tụng kinh hay báo hiệu sắp hết đoạn kinh đang tụng hoặc câu niệm Phật. Cũng thường được đánh lên khi lạy Phật một mình. Còn khi đông người thì để báo hiệu cùng lạy cho nhịp nhàng. Chuông gia trì có đủ ba loại lớn, vừa và nhỏ. Chuông vừa và nhỏ thì thường thường Phật tử tại gia sử dụng nhiều hơn.

Quang Hà – Địa chỉ đúc chuông đồng uy tín hàng đầu cả nước

Đồng mỹ nghệ Quang Hà là một trong số thương hiệu đúc đồng nổi tiếng tại Việt Nam. Thương hiệu đồng Quang Hà sinh ra và phát triển trong cái nôi đồng Ý Yên nức tiếng. Sau gần 20 năm tôi luyện và trưởng thành, chất lượng sản phẩm của Quang Hà luôn thuộc TOP dẫn đầu thị trường.
Trên cơ sở kinh nghiệm cha ông để lại và thực tiễn sản xuất Quang Hà tiến hành các bước trong quy trình đúc chuông đồng như sau:
Lên ý tưởng sản phẩm: Sau khi xác nhận được yêu cầu về trọng lượng và hình thức của chuông đồng Quang Hà sẽ tính toán đơn vị chiều cao, chiều rộng phù hợp với quả chuông đó.
Cắt se thao, se bìa: Thao (khuôn trong) và bìa (khuôn ngoài) chủ yếu bằng đất giấy sống có tác dụng tạo độ mịn cho sản phẩm.
Đắp khuôn: Nghệ nhân dùng loại đất sét pha với đất thịt nhào luyện với trấu để tạo ra khuôn đúc chuông đồng. Quy trình tạo khuôn là công đoạn khó khăn nhất bởi nó đòi hỏi từ tính thẩm mỹ đến kỹ thuật đúc đồng cho nên các nghệ nhân cần phải có tay nghề cao mới làm được điều này.
Se khuôn và tràm in hoa văn: Khuôn làm xong rồi sẽ được đưa vào se, sau đó in hoa văn lên chuông đồng, đây là các họa tiết có tính thẩm mỹ, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc.
Làm thịt đất: Ở khâu này, người ta tạo những khoảng trống giữa 2 khuôn với nhau để khi đổ đồng vào thì đó sẽ là phần thịt đồng.
Tràm hoa văn và khuôn một lần nữa: Người nghệ nhân thể hiện tài hoa và sự khéo léo của mình thể hiện hoa văn trên từng sản phẩm.
Đốt khuôn: Đốt khuôn là khâu rất quan trọng trong quy trình đúc chuông đồng, đòi hỏi khuôn phải có độ khô vừa phải, không được ướt quá cũng không được khô quá. Nếu độ khô không thích hợp sẽ dẫn đến việc chuông bị rỗ, đường nét hoa văn trên chuông sẽ không được tinh xảo.
Đúc chuông: Lựa chọn và pha đồng với thiếc sao cho phù hợp với trọng lượng của chuông (khâu này nhằm đảm bảo độ ngân của chuông). Đồng được nấu ở nhiệt độ 1200°C trước khi người ta tiến hành đúc chuông đồng.
Dỡ khuôn, làm nguội: Sau khi đúc, chuông sẽ được chờ đến khi nào nguội thì được dỡ ra khỏi khuôn và tiến tới bước hoàn thiện.
Hoàn thiện chuông: Sau khi dỡ khuôn, sản phẩm được mài sạch, đánh bóng, chảm khảm các nét hoa văn và lấy màu theo yêu cầu của khách hàng đã đưa ra.
Đồ đồng mỹ nghệ Quang Hà chuyên chế tác, cung cấp đồ thờ bằng đồng cao cấpđúc tượng Phật bằng đồng cỡ lớn, đúc chuông đồng với kiểu dáng và mẫu mã đa dạng, chất lượng và giá cả tốt nhất trên thị trường.
Để được nhận tư vấn về dịch vụ đúc chuông đồng, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với Quang Hà theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết.
—————————
CÔNG TY ĐÚC ĐỒNG MỸ NGHỆ QUANG HÀ
Trụ sở Công ty và Xưởng SX: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định
Địa chỉ Showroom và VPGD: 845 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 098 97 88888 / 0988 927 777

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét