Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

Đỉnh ngũ sự khảm ngũ sắc mua ở đâu

Đỉnh ngũ sự khảm ngũ sắc là một loại đỉnh đồng thờ cúng thuộc một trong 5 sản phẩm ngũ sự khảm ngũ sắc bao gồm: một đỉnh thờ (lư hương), hai con hạc và hai chân nến đặt hai bên.

Đỉnh ngũ sự khảm ngũ sắc 5 chữ vàng

Đỉnh ngũ sự khảm ngũ sắc được đặt ở đâu?

Đỉnh thờ hay nhiều nơi còn gọi là lư hương, thường dùng ở bàn thờ, nhà thờ, từ đương, các đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ, nơi thờ cúng hoặc chùa chiền…
Trên ban thờ, đỉnh ngũ sự thường được đặt chính giữa, lùi về phía sau. Người ta dùng đỉnh ngũ sự để đốt trầm trong các dịp thờ cúng và lễ tết.

Các kích thước phổ biến của đỉnh ngũ sự khảm ngũ sắc

Người mua chọn kích thước của đỉnh ngũ sự khảm ngũ sắc dựa theo kích thước có sẵn của ban thờ gia tiên. Chẳng hạn như:
  • Bộ đỉnh 50cm đi với bàn thờ dài 1m67, rộng 81cm, cao 1m27.
  • Bộ đỉnh 60cm đi với bàn thờ dài 1m87, rộng 87cm, cao 1m27.
  • Bộ đỉnh 60cm, 65cm đi với bàn thờ dài 1m97, rộng 87cm, cao 1m27.
  • Bộ đỉnh 65cm, 70cm đi với bàn thờ dài 2m07, rộng 87cm, cao 1m27.
  • Bộ đỉnh 70cm đi với bàn thờ dài 2m17, rộng 1m07, cao 1m27.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt làm đỉnh đồng khảm ngũ sắc theo các kích thước khác nhau tùy mục đích sử dụng.

Ý nghĩa của đỉnh ngũ sự khảm ngũ sắc

Đỉnh ngũ sự khảm ngũ sắc hóa giải tà khí, tạo không gian ấm cúng cho phòng thờ

Đỉnh đồng là nơi dùng để đốt trầm tạo ra mùi thơm thanh khiết. Theo quan niệm tâm linh mùi hương trầm thơm thể hiện lòng thành, sự thanh khiết cao quý. Khói trầm toả ra có tác dụng thanh lọc khí vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó nó còn có khả năng hóa giải hung khí tăng thêm cát khí, gia tăng sự hoà thuận, hiếu thảo, sự tăng tiến về trí tuệ tài lộc.
Họa tiết rồng phượng trên đỉnh đồng tạo sự trang nghiêm

Đỉnh ngũ sự khảm ngũ sắc có thiết kế mang giá trị tâm linh đặc biệt

Đỉnh ngũ sự khảm ngũ sắc có thiết kế vô cùng độc đáo. Họa tiết song long trầu nguyệt cao quý hướng đến cuộc sống mưa thuận gió hòa, an khang thịnh vượng được người nghệ nhân trang trí tỉ mỉ. Trên nắp đỉnh có một con nghê ngự uy nghi bệ vệ được lấy từ hình ảnh loài chó nhà canh giữ nhà cửa cho gia chủ. Cũng chính vì ý nghĩa của những hình ảnh cao quý này nên đỉnh đồng khảm ngũ sắc được ví như bùa hộ mệnh mang đến tài lộc cho gia chủ.

Đỉnh ngũ sự khảm ngũ sắc là sự kết hợp của 5 nguyên liệu đặc biệt

Không giống như các sản phẩm đỉnh đồng thông thường, đỉnh ngũ sự khảm ngũ sắc được làm từ đồng đỏ nguyên chất đúc nguyên khối và khảm 5 loại màu sắc, 5 kim loại là: đồng đỏ, đồng vàng, vàng, bạc lá kết hợp với màu xanh giả cổ. Điều này tạo nên sự độc đáo giúp đỉnh đồng khảm ngũ sắc được nhiều người yêu thích.

Đồ đồng Quang Hà: Cơ sở uy tín phân phối đỉnh ngũ sự khảm ngũ sắc ở Hà Nội

Đồ Đồng Quang Hà là thương hiệu lâu đời ở làng nghề đúc đồng truyền thống Vạn Điểm, Ý Yên, Nam Định. Nơi đây được xem là cái nôi của nghề đúc đồng cách thời đại chúng ta 900 năm trở về trước.
Bộ ngũ sự đồng khảm tam khí
Khởi đầu là một xưởng đúc đồng mang tên Quang Hà từ những năm 2000, đến năm 2009, công ty TNHH Đúc Đồng Mỹ Nghệ Quang Hà chính thức được ra đời. Với hơn 200 cán bộ công nhân, Đồ Đồng Quang Hà mở rộng thị trường với sản lượng đủ cung ứng cho cả nước.
Tại Hà Nội, Quang Hà đã mở 2 ShowRoom lớn được đặt tại:
  • ShowRoom 1:QUANG HÀ: B1 lô 9 khu ĐT Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội (200m2)
  • ShowRoom 5:DƯƠNG QUANG HÀ : 845 Giải Phóng – Hà Nội (200m2)
Ngoài ra, Quang Hà cũng có 3 cơ sở tại Nam Định được đặt ở những vị trí địa lý thuận lợi giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm đó là:
  • ShowRoom 1: Quang Hà : khu A đường 57a Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định 600m2)
  • ShowRoom 2: Quang Hà:  lô 1 khu CN Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định (500m2)
  • ShowRoom 3: DƯƠNG QUANG HÀ: Lô 2 Khu CN – TT. Lâm – Ý Yên Nam Định (1200m)
Với phương châm kinh doanh lấy chữ tín làm đầu, công ty Công ty TNHH Đúc đồng mỹ nghệ Quang Hà đưa ra những cam kết vàng đảm bảo quyền lợi người dùng như:
– Phục vụ 24/24, tư vấn lắp đặt tận tình
– Bảo hành 20 năm cho mỗi sản phẩm công ty làm ra
– Giao hàng tận nơi, miễn phí trong phạm vi nội thành Hà Nội
– Nếu hàng không đúng theo yêu cầu đặt hàng khách hàng có quyền trả lại mà không cần phải chịu bất kỳ chi phí nào
Nếu bạn còn băn khoăn không biết chọn mua đỉnh đồng ngũ sự khảm ngũ khắc như thế nào hãy đến ngay các cơ sở phân phối đồng Quang Hà để được tư vấn miễn phí và trực tiếp lựa chọn. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:
CÔNG TY ĐÚC ĐỒNG MỸ NGHỆ QUANG HÀ
Trụ sở Công ty và Xưởng SX: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định
Địa chỉ Showroom và VPGD: Khu ĐT Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội
Hotline: 098 97 88888 / 0988 927 777
Email:  mynghequangha@gmail.com
Website: dodongquangha.com

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Những cấm kỵ trong việc thờ phật cần phải biết

Chọn ngày tháng tốt làm lễ khai quang

Khi muốn thờ Phật thì điều đầu tiên là phải lựa ngày tháng tốt, hướng tốt. Nhưng trước đó là phải nhờ người làm lễ khai quang. Làm lễ này để tỏ ý thận trọng, còn chọn ngày tháng tốt là để tỏ ý cầu mong ngày tốt lành. Đây được xem là tín ngưỡng dân gian. Và quan trọng hơn là tượng Phật, Bồ Tát không được nói là mua về thờ, mà phải gọi là thỉnh vì Phật, thần linh không phải món đồ để mua về nhà.

Vị trí đặt tượng Phật

Nơi đặt tượng Phật cần chọn một chỗ nào mình cho là tôn nghiêm nhất, rồi với tình cảm thành kính nhất và chọn một thời điểm thích đáng nhất để đặt tượng thờ Phật là được. Với tấm lòng cung kính, thì tất cả mọi bài kinh, chú đều có thể tụng niệm ở bất cứ nơi nào thanh tịnh. Nhưng nên nhớ là không được đặt trong tủ kính hay phòng ngủ vì đó là những chỗ cấm kỵ. Trước khi tụng niệm nên rửa tay, súc miệng rồi đứng trước bàn thờ thắp hương lễ Phật mà tụng niệm nhưng không nên nói.

Không nên mua tượng Phật một cách ngẫu hứng, tùy tiện

Đây là một trong những kiêng kỵ đầu tiên cần biết khi quyết định mua tượng Phật. Không phải tượng Phật nào cũng có thể đặt được trong nhà và đặt ở nhiều vị trí. Mỗi gia đình chỉ nên thờ nhiều nhất là ba vị và cần sắp đặt ở một bàn. Càng nhiều tượng Phật thì người sống trong nhà càng cảm thấy phân tâm và bất an. Trong khi thờ tượng Tam thế Phật thì phải sắp đặt chung một bàn. Nếu như là tượng lồng kính hãy đặt ngay thẳng không được đặt cái cao, cái thấp. Đối với tượng gỗ, tượng đồng thì gia chủ nên để ngang hàng đồng bậc, không nên để tầng trên cấp dưới.

Đồ cúng cũng cần lưu ý

Tất cả các vật cúng bày trên bàn thờ Phật như hoa quả hay nước trà thì phải thay đổi hằng ngày. Những thứ gì còn có thể dùng được, ăn được thì nên đem dùng vào việc khác hoặc đem cho người nhà ăn chứ không nên vứt đi. Còn đồ đã bị ôi thiu, hay hư nát thì cần đổ bỏ đi như đổ rác. Xét về mỹ quan đối xứng mà nói thì nên dùng một cặp đôi. Nhưng nếu vì tiền nong vật phẩm có hạn hoặc do vị trí chỗ bày biện không tiện mà bày cúng đơn chiếc thì cũng không có gì là không được. Còn về đồ cúng là những món gì hay về nguyên tắc là tùy theo chỗ tiền nong chi tiêu mà mình có thể lo liệu được, không bày biện rườm rà mà cũng không cần phải phô trương. Thời gian tu hành tại nhà thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm và buổi tối, lúc đó nhờ thân tâm thanh tịnh, thoải mái.
Như vậy mới có thể chuyên chú thành tâm mà tu tập. Nếu vì tính chất công việc làm ăn thì đương nhiên có thể chọn những thời gian khác nhau. Tốt nhất là không lập bàn thờ trong phòng ngủ và không nên ngồi tọa thiền, lễ Phật, tụng kinh ở trên giường. Nhưng nếu nhà ở chỉ có một phòng thì tốt nhất là lúc bình thường lấy vải khăn che phủ tượng Phật. Phải nhớ khi nào bắt đầu lễ Phật thì phải xếp dọn giường chiếu chỉnh tề, sạch sẽ rồi mới mở khăn tượng Phật ra. Nếu giường làm lễ cúng được thì coi đó cũng là một nơi để tu hành.

Cách lập bát hương thờ Phật

Để lòng thành được trọn vẹn hơn gia chủ nên chọn ngày rồi đến chùa nhờ sư chùa tụng kinh bốc bát hương thờ Phật, tượng Phật cũng có thể mang lên chùa để khai quang . Khi lên chùa xin tượng Phật về thờ, bát hương đã được nhà chùa thắp chân nhang và gia chủ khi mang về nhàthì thắp 3 cây nhang lên bát hương bàn thờ Phật, thắp thêm 3 cây nhang mới khắp các bàn thờ trong gia đình. Như thế đã hoàn tất việc thỉnh bàn thờ Phật. Hình và tượng Phật khi chúng ta thỉnh về cần phải lau chùi thật sạch thật tinh khiết, khăn và chậu phải đảm bảo còn mới, có thể sử dụng rượu, nước hoa thơm.

Nếu tượng Phật quá cũ không được vứt hoặc ném vào một góc

Nếu tượng Phật trong nhà quá cũ hay đã để lâu năm thì chủ nhà không được vứt hoặc ném vào một góc nào đó. Thay vào đó chủ nhà cần mua tượng Phật mới để thay và mang tượng Phật cũ lên chùa, miếu hoặc có thể đốt cùng tiền vàng. Khi đặt tượng Phật lên bàn thờ, dưới tượng phải để một đĩa có giấy đỏ nhằm tỏ lòng thành kính và trang trọng đối với Phật.

Không nên dùng chổi quét và vứt tùy tiện khi tượng Phật bị vỡ

Nếu tượng Phật không may bị vỡ thì không nên dùng chổi quét và vứt tùy tiện mà phải dùng giấy vàng gói lại. Vào ngày mùng một đem đốt dưới nắng nhằm tiễn tượng Phật quy vị. Nếu lỡ may ngón tay tượng Phật bị gãy đi thì chúng ta phải dùng giấy đỏ cuộn lên rồi cố gắng lắp vào. Nếu thân Phật có vỡ, nên dán lại bằng giấy đỏ.

Không bài trí tượng Phật lẫn lộn

Phải nhớ bàn thờ Phật nhất định không được bày theo hứng mà phải đặt chính giữa nhà còn bàn thờ ông bà thì nên thờ một bên. Nếu như là nhà cao tầng thì phải đặt tượng Phật ở tầng trên cùng. Ở bàn thờ Phật thì không được để bất kỳ vật nào khác ngoài bình bông, chân đèn và đĩa quả. Những vật này cần được săn sóc lau quét sạch sẽ. Ngoài ra những bức tranh có in hình Phật thì tuyệt đối không được cuộn lên vì làm như vậy có thể gây đau đầu cho những người sống trong gia đình. Khi mắt hay ngón tay của tượng Phật trong tranh bị hỏng thì phải sửa chữa hoặc vẽ lại, nếu không vẽ lại như cũ thì người sống trong nhà dễ bị mắc bệnh đối ứng chỗ hỏng của tượng Phật.

Thờ phật xuất phát tự tâm

Đạo Phật là đạo từ bi cứu khổ. Lòng từ chư Phật thương xót chúng sinh hơn mẹ thương con. Cũng bởi vì chúng sinh khổ mà Phật thị hiện trên đời để giúp con người ngộ nhập Phật tri kiến vĩnh viễn giải thoát khỏi biển khổ sinh tử luân hồi. Tâm con người vốn tham sân si mà tạo nghiệp không ngừng. Tất cả cũng vì nhu cầu không ngừng của ăn, mặc. Cái đích của việc thờ Phật chính là qua đó, vị Phật trong lòng mình được đánh thức. Chúng ta có thể thấy việc thờ Phật là một trong những con đường phát triển tình yêu nhanh và mạnh nhất. Bởi lẽ khi tình yêu tạo hóa xuất hiện trong tâm thì con người ắt sẽ có một trình độ sống mới. Về việc thờ Phật tại gia với người có năng lực nghe bằng tâm thì không có nguyên tắc vì tâm mách thế nào thì tự biết thờ thế đó. Nhưng phần lớn chúng ta tâm động, lệ thuộc vào quan niệm hay vào các lý thuyết nhiều khi trái chiều nên lúng túng nhưng phải nhớ những thắc mắc về việc thờ Phật tại gia theo nguyên tắc nào cũng là có lý.
Không gian thờ cúng gia tiên trong nhà ở luôn cần đặt yếu tố gần gũi và giáo dục truyền thống lên hàng đầu để kết nối các thế hệ và giữ vững gia phong nề nếp gia đình. Còn với những người theo đạo Phật thì tín ngưỡng thờ cúng luôn được coi trọng. Hơn nữa cách bài trí bàn thờ tượng Phật cũng có những quy tắc phong thủy nhất định. Mong rằng bài viết này có thể phần nào giúp mọi người biết cách sắp xếp bàn thờ Phật tại gia để có thể đem lại may mắn cho gia đình mình.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

Cách chọn tượng đồng trang trí đẹp

Để chọn được một sản phẩm tượng đồng trang trí đẹp, người chơi đồ đồng cần biết được những nguyên tắc sau:

Tìm hiểu chất lượng tượng đồng

Muốn lựa chọn tượng đồng trang trí tốt, chắc chắn phải có mẹo để kiểm tra chất lượng. Bên cạnh việc sử dụng những phương pháp thử phân biệt tượng đồng thật hay giả, bạn hãy lựa chọn một địa điểm mua hàng uy tín về chất lượng sản phẩm để cảm thấy yên tâm hơn.
Hiện nay, thị trường đồ đồng, cụ thể hơn là tượng đồng đang được chia thành hai nhóm nguồn gốc: những đồ được làm từ những cơ sở làng nghề tại Việt Nam và những sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài. Mỗi nhóm đồ đồng đều có những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, dù là nhóm nào bạn cũng nên kiểm tra chất lượng tượng đồng trang trí cẩn thận.

Lựa chọn mẫu mã tượng đồng trang trí

Nói tới tượng đồng trang trí, chắc chắn mẫu mã cũng sẽ là một tiêu chí chú ý khi lựa chọn sản phẩm. Tượng đồng thường rất đa dạng mẫu mã, chủng loại. Có những loại tượng hình các con giáp hay những loại tượng được điêu khắc các hoa văn, đường nét trang trí. Tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng cũng như sự phù hợp về phong thủy mà các loại tượng đồng cũng được lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên, với tiêu chí này, bạn nên lựa chọn những mặt hàng thủ công mĩ nghệ trong nước. Bởi mẫu mã Việt sẽ phù hợp với nhiều người Việt hơn.

Lựa chọn tượng phù hợp với nội thất

Sau khi đã tìm hiểu kĩ chất lượng tượng đồng trang trí, đúc tượng chân dung đồng, việc cần làm tiếp theo chính là lựa chọn tượng phù hợp với nội thất căn nhà của bạn. Bức tượng đồng sẽ bớt phần nào giá trị khi nó được đặt “không đúng chỗ”. Một bực tượng đẹp và phù hợp với nội thất trong nhà sẽ giúp tôn vinh con mắt thẩm mỹ của gia chủ. Đồng thời, cả nội thất và bức tượng sẽ như “tô điểm” cho nhau, giúp làm nổi bật vẻ đẹp căn nhà của bạn.

Lựa chọn tượng phù hợp phong thủy

Đây là một điều cực kì quan trọng khi lựa chọn tượng đồng trang trí. Khi chọn tượng đồng, đặc biệt là tượng đồng phong thủy, bạn cần quan tâm bức tượng có hợp mệnh bạn hoặc người được tặng hay không. Bạn cần tìm hiểu kĩ bức tượng đó có ý nghĩa gì, nếu mua thì đặt vị trí nào cho phù hợp với hướng căn nhà cũng như tốt cho số mệnh của những người trong gia đình.

Có thể lấy ví dụ như tượng Phật di lặc nên được đặt trong phòng khách. Vị trí bày tượng phù hợp nhất là đối diện với cửa chính, ở độ cao khoảng 1m, nhìn thẳng ra cửa nhà. Vị trí này được cho là giúp Phật biến toàn bộ khí vào nhà thành năng lượng tốt. Rất phù hợp cho những gia chủ muốn cầu tài lộc.

Lựa chọn chất liệu

Nhiều khách hàng quan niệm rằng, tượng đồng trang trí chỉ cần được làm bằng đồng thật là được, không quan trọng quá về chất lượng là đồng gì. Đó chưa phải là một quan niệm đúng. Mỗi một loại đồng có một giá trị khác nhau không chỉ về mặt tiền bạc mà còn là giá trị thẩm mĩ và đặc biệt là có giá trị về mặt phong thủy đối với riêng mỗi người.

Một số loại đồng thường được sử dụng để chế tác tượng đồng là đồng đỏ, đồng vàng hay đồng hun, đồng pha,… Các loại đồng đều có mức giá và chất lượng chênh lệch nhau. Tốt hơn hết, bạn nên nhờ tới sự tư vấn của người thân, bạn bè và các cơ sở đúc đồng.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Tượng truyền thần bằng đồng của Đồ đồng Quang Hà

Những bức tượng truyền thần bằng đồng được đúc ra với ý nghĩa lưu giữ hình ảnh của những người đã mất. Làng xã, các cơ sở đúc tượng của những người có công lao lớn đối với đất nước như tượng đồng Bác Hồ, tượng đồng Võ Nguyên giáp, tượng đồng Trần Hưng Đạo… nhằm tưởng niệm, đời đời ghi nhớ công ơn của những người anh hùng dân tộc. Con cháu đúc tượng gia tiên để thể hiện sự biết ơn, hình ảnh của thế hệ trước sẽ mãi ở trong tâm trí của con cháu. Không chỉ vậy, tượng truyền thần ngày nay còn trở thành các món quà mà con cháu dành tặng cho ông bà, cha mẹ hay cho những người mình kính trọng hay cấp trên.
Với nhiều năm kinh nghiệm, Đồ đồng Quang Hà tự hào là một thương hiệu lâu năm và có kinh nghiệm trong việc đúc tượng truyền thần bằng đồng đẹp. Những bức tượng truyền thần đều được đúc thủ công và rất tỉ mỉ nên giống với mẫu đến 99%.
Quy trình đúc tượng truyền thần
Bước 1: Đắp mẫu đất
Khách hàng cung cấp cho chúng tôi ảnh chân dung của người được đắp, dựa vào đó, các nghệ nhân sẽ đắp đất sét và tạo hình khối và các đường nét ban đầu
Quy trình đắp mẫu này rất quan trọng, đòi hỏi sự khéo léo của người nghệ nhân làm sao để lột tả được thần thái, cái hồn của người trong bức ảnh lên tượng.
Khách hàng sẽ là người chủ động trong việc chọn mẫu đất sét và phê duyệt mẫu tượng đất sét, tinh chỉnh các đường nét bởi ảnh chụp nhiều lúc sẽ không giống với người thật.
Đắp mẫu đất
Bước 2: Đúc tượng thạch cao
Sau khi khách hàng đã phê duyệt tượng đất sét xong, chúng tôi sẽ chuyển từ mẫu tượng đất sét sang mẫu tượng thạch cao và tạo khuôn đúc.
Bước 3: Đắp khuôn
Từ tượng thạch cao chuyển sang khuôn đúc thì đường nét pho tượng mới được mịn màng và đẹp
Bước 4: Chuẩn bị nguyên liệu đúc đồng
Một bức tượng bằng đồng có đẹp hay không cũng phụ thuộc vào chất lượng của đồng được sử dụng. Chính vì thế, quy trình này cũng rất quan trọng. Chúng tôi hoàn toàn tự tin đảm bảo với khách hàng về chất lượng nguyên liệu được sử dụng.
Bước 5: Đúc tượng đồng
Đồng sẽ được đun nóng chảy và rót vào khuôn. Trong quá trình rót vào khuôn, khách hàng có thể trực tiếp thả những vật phẩm mà mình muốn để vào pho tượng đang được đúc.
Bước 6: Dỡ khuôn, sửa nguội
Dỡ khuôn, sửa nguội
Các bức tượng sau khi được đúc xong sẽ được dỡ ra khỏi khuôn và sửa nguội. Sau khi dỡ ra khỏi khuôn, tượng được đúc sẽ có các vây via nhất định, nên quá trình sửa nguội sẽ là mài dũa và chạm trổ.
Bước 7: Hoàn thiện sản phẩm
Tượng đúc sau khi sửa nguội xong sẽ được đánh bóng để tạo ra sản phẩm hoàn thiện cuối cùng cả về đường nét và màu sắc.
Quy trình đúc tượng truyền thần bằng đồng là một quy trình khép kín, liên hệ mật thiết với nhau. Chỉ cần có một chút sai sót nhỏ nào trong bất kì một bước sản xuất nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Quy trình đúc tượng truyền thần của Đồ đồng Quang Hà
Với kinh nghiệm gia truyền trong nghề đúc đồ đồng nói chung và đúc tượng truyền thần nói riêng, Đồ đồng Quang Hà là địa chỉ mua đồ đồng chất lượng. Không chỉ nổi tiếng trong nước, Quang Hà còn gây tiếng vang trên thị trường quốc tế và được nhớ đến như là một biểu tượng của làng nghề đúc đồng truyền thống.
Điểm khác biệt của Đồ đồng Quang Hà
– Sản phẩm được đúc thủ công và tỉ mỉ trong từng quy trình sản xuất
– Sản phẩm đảm bảo tính mỹ thuật cao, chạm khắc tinh xảo giống hình mẫu
– Phục vụ 24/24, tư vấn tận tình
– Bảo hành 20 năm cho từng sản phẩm
– Giao hàng tận nơi, miễn phí trong phạm vi nội thành Hà Nội, Nam Định và các thành phố có sơ sở của Đồ đồng Quang Hà
– Miễn phí toàn bộ cho khách hàng nếu sản phẩm không đúng theo yêu cầu đặt
Sẵn lợi thế sản xuất và phân phối trực tiếp, mức giá của Đồ đồng Quang Hà luôn có ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Khách hàng hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn sản phẩm, kích cỡ, nguyên liệu cũng như khâu hoàn thiện sản phẩm để có được chất lượng và mức giá như mong đợi.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm của Đồ đồng Quang Hà xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY ĐÚC ĐỒNG MỸ NGHỆ QUANG HÀ
Trụ sở Công ty và Xưởng SX: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định
Địa chỉ Showroom và VPGD: 845 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 0989788888 / 0988927777
Email: mynghequangha@gmail.com
Website: dodongquangha.com

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2018

Đồ đồng phong thủy mua ở đâu đẹp

Đồ đồng phong thủy mang lại linh khí, cát khí cho các thành viên trong gia đình, công việc kinh doanh, cơ quan, doanh nghiệp.
Đồ đồng phong thủy được nhiều người yêu thích vì sự tinh tế và bền bỉ

Đồ đồng phong thủy là gì và công dụng

Từ xa xưa, ông bà ta luôn cho rằng đồ đồng phong thuỷ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống tâm linh của con người. Từ việc dựng cửa xây nhà cho đến việc thành gia lập thất của con cháu,… tất cả đều được xem xét rất cẩn trọng, nhằm mang đến những điều tốt lành nhất về hậu vận. Có thể nói thành bại của một con người không chỉ đơn giản chỉ dự vào tài năng bẩm sinh mà còn dựa vào tướng khí của người đó.
Đồ đồng phong thủy gồm nhiều sản phẩm khác nhau như các con vật phong thủy trong 12 con giáp như: hổ, chó, chuột, trâu, gà, lợn… bằng đồng; các con vật thể hiện sức mạnh và may mắn như tỳ hưu, kỳ lân, rồng, ngựa…; đó có thể là các linh vật đồ đồng trong phong thủy như hoa mai kim tiền, hồ lô, kiếm, thuyền… Đồ thờ theo phong thủy còn có thể bao gồm tượng đồng các nhân vật, các đồ đồng đặt bàn thờ ý nghĩa mang lại may mắn cho gia đình.
Đồ đồng phong thủy có thể bao gồm nhiều loại khác nhau. Tùy theo nghề, tuổi và lĩnh vực kinh doanh để lựa chọn sản phẩm đồng nguyên chất, đồ đồng mạ vàng… mang lại linh khí, cát khí cho các thành viên trong gia đình, công việc kinh doanh, cơ quan, doanh nghiệp.
Đồ đồng phong thủy mang lại vận may và những điều tốt đẹp

Mẹo hay chọn đồ đồng phong thủy tốt

Để đảm bảo chất lượng đồ đồng, cách thức đơn giản nhất đó chính là chọn một nhà cung cấp có uy tín trên thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Hiện nay, thị trường đồ đồng chia thành hai nhóm chính bao gồm những đồ xuất phát từ các làng nghề trong nước và đồ đồng được nhập khẩu từ nước ngoài. Mỗi nhóm đồ đồng đều có những ưu nhược điểm khác nhau .
Mẫu mã cũng là một tiêu chí cần chú ý khi lựa chọn đồ đồng. Tượng đồng thường có những loại là tượng con giáp hoặc những loại tượng khác nhau song trên tượng sẽ có những hoa văn, đường nét trang trí. Đối với tiêu chuẩn này thì mẹo lựa chọn chính là chọn hàng sản xuất trong nước bởi những hàng này thường có mẫu mã phù hợp với người Việt hơn.
Kỳ lân là vật phẩm phong thủy bằng đồng được yêu thích
Nhiều người cho rằng, tượng đồng là tượng làm bằng đồng rồi thì cần gì phải lựa chọn chất liệu. Điều này là bởi vì hiện nay có nhiều những loại đồng khác nhau trên thị trường với các mức giá và chất lượng chênh lệch nhau. Một số loại đồng thường đươc sử dụng chủ yếu như đồng thau, đồng vàng. Người ta cũng dùng những loại đồng khác như đồng hun, đồng Dapha…
Trầm hương đồng vàng
Thông thường, các loại tượng đồng sẽ được nhà cung cấp niêm yết thời gian bảo hành cho khách hàng. Đây cũng là một tiêu chí đánh giá chất lượng của nhà cung cấp nên bạn cần chú ý. Đa phần, họ thường bảo hành từ 5-10 năm cho khách, có những cửa hàng kinh doanh sản phẩm có chất lượng cao còn bảo hành trọn đời cho khách hàng mua sản phẩm của họ.

Chọn mua đồ đồng phong thủy ở đâu?

Quang Hà chuyên sản xuất và cung ứng sản phẩm đồ đồng phong thủy chất lượng với giá thành tốt nhất
Với đội ngũ nghệ nhân đúc đồng nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, Quang Hà là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp đồ thờ bằng đồng cao cấp, quà tặng bằng đồng, đồ đồng phong thủy với mẫu mã đa dạng, phù hợp với vận mệnh, năm sinh, mang lại tài lộc cho gia đình. Ngoài ra, Quang Hà còn cam kết bảo hành mãi mãi cho mỗi sản phẩm công ty làm ra.
Nếu bạn đang tìm kiếm cửa hàng bán đồ đồng phong thủy đảm bảo chất lượng, uy tín với giá thành hợp lý, bảo hành vượt trội. Thì đừng chần chừ gì nữa, hãy liên hệ ngay với Đồ Đồng Quang Hà để có những tư vấn chi tiết nhất.
Đặt hàng tại Đồ Đồng Quang Hà để có được những sản phẩm chất lượng nhất, món quà tặng dành tặng người thân, gia đình, đồng nghiệp, sếp, đối tác ý nghĩa.

Chiêm ngưỡng đồ nghi lễ thờ cúng triều Nguyễn

Đồ nghi lễ thờ cúng triều Nguyễn bao gồm các loại đài thờ, mâm bồng, đỉnh trầm, chân nến, khay chén… sử dụng trong những ngày cúng lễ và những việc trọng đại liên quan đến chính sự triều đình.


Các bảo vật trong cuốn sách Bảo vật hoàng cung triều Nguyễn được chia thành 4 nhóm: bảo vật tượng trưng quyền lực, đồ nghi lễ thờ cúng, văn phòng tứ bảo và đồ sinh hoạt. Nhóm bảo vật thuộc đồ thờ cúng bao gồm các loại đài thờ, mâm bồng, đỉnh trầm, chân nến, khay chén… Ngoài những ngày cúng lễ theo định lệ thì mỗi khi có việc trọng đại liên quan đến chính sự triều đình đều tổ chức các nghi lễ cáo yết tổ tiên rất trang trọng ở tất cả các điện thờ, miếu thờ. Trong ảnh là đỉnh thờ bằng vàng, dùng để đốt trầm trong các nghi lễ.


Một chiếc đỉnh thờ khác đúc bằng bạc, niên hiệu Khải Định thứ nhất (1916), chiều cao 29,5 cm. Bề mặt hiện vật được chạm khắc tỉ mỉ từng chi tiết. Theo nội dung cuốn sách, hoa văn trang trí chủ đạo của bảo vật là hình rồng 5 móng và hình phượng, biểu tượng của vua và hoàng hậu. Ngoài ra là các đề tài biểu tượng cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, cho đấng quân tử và cầu chúc những điều tốt lành cho cuộc sống phú quý, khang kiện, phúc, lộc, trường thọ, may mắn, hạnh phúc…


Đài thờ đựng các lễ vật trong nghi lễ tế tự ở hoàng cung, được làm bằng vàng, ngọc, đá quý, san hô, chiều cao 31 cm.

Chân nến vàng từng được sử dụng trong hoàng cung. Các bảo vật hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia theo chế độ đặc biệt, đảm bảo an ninh an toàn, chống cháy nổ, khóa vân tay.


Các vật dụng thuộc bộ văn phòng tứ bảo đã sử dụng trong hoàng cung triều Nguyễn do ngự xưởng chế tác với kỹ thuật rất tinh xảo và bằng các chất liệu hiếm quý như vàng, bạc, ngọc, ngà… Loại hình rất đa dạng với bút, nghiên, hộp son, gác bút, ống bút, chặn giấy… Đây là một ống bút làm bằng bạc.


Ống bút này được chế tác từ ngọc, hoa văn cầu kỳ.


Gác bút bằng ngọc, cao 6 cm là đồ dùng của nhà vua trong văn phòng. Các bảo vật đều làm từ chất liệu quý, vì vậy, trong quá khứ Bảo tàng lịch sử quốc gia từng bị trộm đột nhập hai lần (năm 1961 và 1962).


Bộ sưu tập đồ dùng sinh hoạt có số lượng lớn nhất trong bộ sưu tập bảo vật cung đình triều Nguyễn. Loại hình cũng đa dạng, gồm bát, đĩa, muôi,thìa, đũa, quán tẩy, lồng ấp (vật đựng than đốt sưởi ấm), các bộ đồ trà (ấm, chén), thuốc, trầu cau (bình vôi, ống nhổ, khay trầu, hộp trầu, bộ cối thìa ngoáy trầu…). Trong ảnh là bộ ấm, chén, khay rượu bằng vàng.


Lọ đựng hương hiệu bằng ngọc, kích thước lớn.


Ống nhổ được dùng để đựng nước thừa và nước cốt trầu trong hoàng cung. Sự hiện diện với số lượng lớn của các loại dụng cụ trầu cau cho thấy tục ăn trầu rất phổ biến trong hoàng cung triều Nguyễn.

(Theo dodongquangha.com)

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

Những lưu ý khi thờ Thần Tài

Theo chuyên gia phong thủy Hoàng Trà, về một khía cạnh nào đó chúng ta thấy ban Thần tài, Thổ Địa tương tự như phòng kinh doanh và lễ tân của một công ty, doanh nghiệp. Nếu lễ tân là đón khách, mời khách, tiếp khách hàng theo đường dương; thì Thần tài, Thổ Địa là người mời khách, tiếp khách, đón khách đường âm.
Xét theo khía cạnh nào đó thì một công ty không có lễ tân hay phong kinh doanh mà họ vẫn làm ăn phát đạt, nhưng có công ty rất cần phải có; tương tự như vậy thì ban thần tài cũng không nhất thiết phải thờ, mà tùy duyên từng trường hợp mà có ban thờ thần tài hay không.
Một công ty, một nhà ở không nhất thiết phải đặt ban thờ thần tài. Tuy nhiên, nếu đã đặt ban thờ thì cần lưu ý một số điểm:
– Ban thờ phải đặt gần cửa chính, nếu có chỗ dựa thì hướng ra cửa chính, còn nếu không có chỗ dựa thì quay ngang, dựa vào tường vì như đã nói ở trên, Thần tài, Thổ Địa như bộ phận lễ tân, mà lễ tân thì phải đặt ở gần cửa chứ không thể đặt tít phía cuối nhà, phía trong của ngôi nhà.
– Đối với một ban Thần tài thông thường thì chỉ thờ có hai ông Thần tài (ở bên trái, nhìn từ ngoài vào), Thổ Địa (ở bên phải) và những người không có căn mệnh thì cũng chỉ thờ hai ông là hợp lý. Đối với người có căn mệnh sẽ thờ ba ông và ở giữa có một vị quan đội mũ cánh chuồn, một số nơi họ sẽ gọi với danh danh xưng khác nhau: quan thần phát, quan thần tiền, quan thần lộc…
– Nhưng một số trường hợp họ lại đặt ở trên tượng ngài Di Lặc khoác tiền. Nhưng xét theo một khía cạnh nào đấy, nhà Phật không ban tiền tài và nhà Phật với nhà Thánh không ngự chung tại một ban. Thế nên, mọi người tự cân nhắc việc ban Thần tài thờ mấy ngài sao cho phù hợp và thấy tâm được thoải mái. Nếu cầu kỳ và cẩn trọng thì nên mời thầy chọn vị trí và chỉ giúp cho cách thờ cúng phù hợp với căn cơ.
– Đối với ban Thần Tài nhỏ, không đủ để bày nhiều đồ lên trên ban thì chúng ta nên đóng thêm một đế bằng gỗ để bày các đồ lễ như đĩa hoa quả, tiền vàng, xôi, thịt, dầu đèn, trà thuốc,… Chứ không bày xuống nền đất, nhìn không thanh tịnh.
– Bát hương thờ thần tài cũng không quan trọng to hay nhỏ mà phải phù hợp với kích cỡ của Ban thờ (trang thờ) và đồ thờ ban thần tài thì tối thiểu phải có những thứ sau: một nậm rượu, khay có 3 hoặc 5 chén, một mâm bồng bày đồ cúng, 2 lọ hoa, đèn dầu, ba hũ đựng muối- gạo- nước, đèn diện…
– Người ta có thể mua thêm cóc thiềm thừ, nhưng không nên bày kỳ lân hay tỳ hưu, vì đó là vật dùng trấn một số phương vị phong thủy khi cần chứ không phải để bày ở ban thần tài. Khi vật phẩm dùng để chấn mà bày ở ban thần tài thì tài vận bị chấn lại.
– Một vật phẩm nữa tuy không quan trọng nhưng phải có là gạt tàn thuốc lá. Nhiều người châm thuốc lá lại lấy chân hương cắm vào bát hương hoặc cài lên tay thần tài, thổ địa thì tàn thuốc rơi xuống bẩn tượng và bẩn bát hương. Theo chuyên gia phong thủy Hoàng Trà, đồ cúng còn được bày ra đĩa để dâng, thì thuốc lá cũng nên được đặt trên gạt tàn cho sạch sẽ và sẽ linh hơn.
– Tuyệt đối không đặt những đồng tiền giấy, tiền xu hoặc tiền mã vào trong bát hương, nếu là tiền thật thì có ảnh vĩ nhân, còn tiền xu là kim loại sẽ làm tán khí đều không phù hợp.
Ban Thần tài vào mồng một, ngày rằm, ngày vía Thần tài (mồng 10 Âm lịch hàng tháng) phải cúng đầy đủ đồ lễ trong đó có xôi, thịt, rượu, trà thuốc, hoặc cà phê và hoa quả… Còn ngày thường thì chỉ cần có ấm trà, hoặc ly cà phê rót ra chén và châm thuốc ra gạt tàn là đủ. Cũng lưu ý, không nên bày đồ cúng ở ban thờ từ ngày này qua ngày khác. Theo cách nhìn trần sao âm vậy, chúng ta chẳng bao giờ bầy đồ ăn trên bàn từ ngày này qua ngày khác. Mà đồ cúng xong rồi thì xin thụ lộc và thu dọn ban thờ cho sạch sẽ.
Dưới góc nhìn của Kiến trúc sư phong thủy Hoàng Trà, việc thờ Thần tài thường tuân theo phong tục vùng miền, vì vậy chúng ta thờ làm sao cho đúng đạo và tâm chúng ta được an là được, bởi vì thờ cúng linh hay không linh là từ tâm của người thờ và “linh tại ngã, bất linh tại ngã”.
Thường người ta đặt ban thần tài cũng chú trọng đến hướng và tuổi gia chủ nhưng dù hợp hay không thì nguyên tắc vẫn phải lấy theo thế là nhìn ra cửa hoặc nhìn ngang. Tuy nhiên, đối với một số nhà hướng cửa hoặc quay ngang đều không hợp với gia chủ, câu hỏi đặt ra là không lẽ lại cho ban Thần tài quay vào phía hậu của ngôi nhà? Ví dụ người có Tây mệnh, lại thuê cửa hàng thuộc hướng Đông thì ban thần tài không thể quay về hướng Tây được.
Theo nhà phong thủy Hoàng Trà, trong các trường hợp không muốn đặt ban thờ hướng ra cửa hoặc quay ngang và muốn lấy hướng hợp; thì có thể đặt khéo léo để ban thần tài quay chéo đi, nhưng thế phải đẹp. Đặc biệt, Ban thờ Thần tài phải được đặt nơi sạch sẽ, phong quang, tuyệt đối tránh đặt gần hay nhìn vào nhà vệ sinh, trước gương hoặc nhà bếp, tránh để góc cạnh của các vật dụng khác đâm vào.

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2018

Ban thờ nên chọn bát hương sứ hay bát hương đồng

Việc chọn bát hương đồng hay bát hương sứ cần dựa vào nhiều yếu tố phong thủy khác nhau như không gian thờ cúng, tuổi, mệnh gia chủ, không gian gia đình,…

1. Bát hương bằng đồng

Bát hương được đặt ở vị trí trung tâm bàn thờ và được coi là nơi linh thiêng thể hiện sự thành kính của gia chủ. Bát hương trên bàn thờ hướng con cháu đến sự giác ngộ, hướng thiện hơn, trong sạch hơn. Tình cảm gia đình hạnh phúc hay ấm êm đôi khi cũng được thể hiện qua hình ảnh bát hương hay đồ thờ cúng.
Có rất nhiều gia đình Việt Nam lựa chọn bát hương bằng đồng để thờ cúng tổ tiên vì bát hương bằng đồng thường có nhiều họa tiết, hoa văn tinh xảo, với nhiều hình dáng đẹp như bát có quai rồng, hình tròn hay hình trụ bắt mắt. Tuy nhiên đồ thờ bằng đồng thuộc mạng kim, trong khi đó bàn thờ cần phải đủ 5 mạng phong thủy, vì thế nếu trưng bày nguyên bộ đồ thờ bằng đồng thì bàn thờ sẽ bị thiếu đi mạng mộc. Nếu gia chủ mệnh thủy hay mênh kim và chọn bát hương bằng đồng thì có thể thay Thổ – bát hương gốm sứ bằng đôi bình hoa bằng gốm sứ để tạo sự cân bằng ngũ hành giữ được đủ ngũ hành trên bàn thờ.

2. Bát hương bằng sứ

Xét về mặt tổng thể, bàn thờ phải đầy đủ ngũ hành:
– Kim là đỉnh thờ để đốt trầm có thể là hạc thờ hoặc đèn thờ bằng đồng, lọ hoa bằng đồng
– Mộc là bàn thờ bằng gỗ.
– Thủy là ly nước hay nước đựng trong đài thờ.
– Hỏa có thể là ngọn đèn dầu, nén nhang đang thắp.
– Thổ là bát hương bằng gốm sứ hoặc đĩa bày hoa quả bằng gốm sứ.
Bát hương không chỉ mang ý nghĩa vật chất hay tinh thần mà còn có giá trị truyền thống cha truyền con nối, con cháu nhớ về tổ tiên và bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Tuy nhiên việc chọn bát hương loại nào là phù hợp cần dựa vào nhiều yếu tố phong thủy khác nhau như không gian thờ cúng, tuổi, mệnh gia chủ, không gian gia đình,… Xét cho cùng trong việc thờ cúng, cho dù lựa chọn loại bát hương bằng đồng hay bằng sứ thì cái tâm của gia chủ và lòng thành kính, nhất tâm cúng bái là quan trọng nhất.
Nguồn: dodongquangha.com 

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

Địa chỉ đúc chuông đồng đẹp và tinh xảo

Từ bao đời nay, hình ảnh chiếc chuông đồng và chùa chiền luôn luôn gắn liền với nhau, không thể tách rời. Tiếng chuông đồng trở thành hiệu lệnh trong các chùa chiền, làm thước đo thời gian để các tăng ni tuân thủ giờ giấc. Trong khung cảnh tĩnh mịch của chùa chiền tiếng chuông đồng khiến tâm hồn khoáng đạt thanh tịnh, làm tăng thêm sự uy nghi của ngôi chùa.
Chuông đồng có nhiều kích thước và sức nặng khác nhau, tùy theo nhu cầu cử hành nghi lễ mà chọn đúc chuông đồng cho phù hợp. Có 3 loại chuông thường dùng trong các tự viện là Đại Hồng chung; Báo Chúng chung; Gia Trì chung.
Đại Hồng chung (chuông Đại Hồng): Là loại chuông lớn gọi là chuông u minh, thường đánh vào buổi tối từ 18h30 đến 19h (trước giờ kinh Tịnh độ). Buổi sáng thường là từ 3h30 đến 4h (trước thời công phu sáng). Đánh vào lúc đầu buổi tối có ý là nhắc nhở cơn vô thường nhanh chóng cho mọi người và đánh vào lúc sáng sớm là có ý thức tỉnh mọi người tinh tấn tu hành để chóng vượt ra ngoài vòng tối tăm đau khổ.
Cách sử dụng: Khi đánh chuông này, thường đánh 108 tiếng, tiêu biểu ý nghĩa đoạn trừ 108 phiền não căn bản (88 kiến hoặc, 10 tư hoặc, 10 triền: Vô tàm, vô quý, hôn trầm, ác tác, não, tật, trạo cử, thùy miên, phận, phú  = 108 phiền não) của chúng sanh. Vì vậy, trong bài kệ chuông có câu: “Văn chung thanh phiền não khinh – dịch: nghe tiếng chuông phiền não nhẹ…” là ý nói nghe tiếng chuông thì 108 phiền não được tiêu trừ, tâm trí được nhẹ nhàng thanh thoát vậy. Bài kệ đọc trong khi nghe chuông đánh: “Văn chung thanh phiền não khinh, trí huệ trưởng bồ đề sanh, ly địa ngục xuất hỏa khanh, nguyện thành Phật độ chúng sanh, án già ra đế gia toá ha”. Còn khi đánh chuông thì đọc bài kệ: “Nguyện thử chung thanh siêu pháp giới, thiết vi u ám tất giai văn, văn trần thanh tịnh chứng viên thông, nhất thế chúng sanh thành chánh giác”, tiếp đến niệm danh hiệu Quán-thế-âm và thong thả đánh cho đủ 108 tiếng.
Báo Chúng chung (chuông Báo Chúng): Cũng gọi là chuông Tăng đường, tức là chuông nhỏ, chỉ một người xách lên được. Hình dạng của Báo Chúng chung cũng như Đại Hồng chung, được treo ở trai đường.
Cách sử dụng: Dùng để báo tin cho Tăng chúng biết vào những lúc họp đại chúng, thọ trai, giờ chấp tác, giờ bái sám trong các tự viện.
Gia Trì chung (chuông gia trì): Chủ yếu sử dụng khi làm lễ tụng niệm,tiếng chuông là hiệu lệnh cần thiết để bắt đầu một buổi lễ nhịp nhàng trình tự, giúp mọi người tham gia buổi lễ hòa hợp thanh tịnh và hướng đến nhất tâm.
Cách sử dụng: Loại chuông nầy dùng để đánh lên trong lúc tụng kinh, bái sám. Tiếng chuông được sử dụng trước khi tụng kinh hay báo hiệu sắp hết đoạn kinh đang tụng hoặc câu niệm Phật. Cũng thường được đánh lên khi lạy Phật một mình. Còn khi đông người thì để báo hiệu cùng lạy cho nhịp nhàng. Chuông gia trì có đủ ba loại lớn, vừa và nhỏ. Chuông vừa và nhỏ thì thường thường Phật tử tại gia sử dụng nhiều hơn.

Quang Hà – Địa chỉ đúc chuông đồng uy tín hàng đầu cả nước

Đồng mỹ nghệ Quang Hà là một trong số thương hiệu đúc đồng nổi tiếng tại Việt Nam. Thương hiệu đồng Quang Hà sinh ra và phát triển trong cái nôi đồng Ý Yên nức tiếng. Sau gần 20 năm tôi luyện và trưởng thành, chất lượng sản phẩm của Quang Hà luôn thuộc TOP dẫn đầu thị trường.
Trên cơ sở kinh nghiệm cha ông để lại và thực tiễn sản xuất Quang Hà tiến hành các bước trong quy trình đúc chuông đồng như sau:
Lên ý tưởng sản phẩm: Sau khi xác nhận được yêu cầu về trọng lượng và hình thức của chuông đồng Quang Hà sẽ tính toán đơn vị chiều cao, chiều rộng phù hợp với quả chuông đó.
Cắt se thao, se bìa: Thao (khuôn trong) và bìa (khuôn ngoài) chủ yếu bằng đất giấy sống có tác dụng tạo độ mịn cho sản phẩm.
Đắp khuôn: Nghệ nhân dùng loại đất sét pha với đất thịt nhào luyện với trấu để tạo ra khuôn đúc chuông đồng. Quy trình tạo khuôn là công đoạn khó khăn nhất bởi nó đòi hỏi từ tính thẩm mỹ đến kỹ thuật đúc đồng cho nên các nghệ nhân cần phải có tay nghề cao mới làm được điều này.
Se khuôn và tràm in hoa văn: Khuôn làm xong rồi sẽ được đưa vào se, sau đó in hoa văn lên chuông đồng, đây là các họa tiết có tính thẩm mỹ, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc.
Làm thịt đất: Ở khâu này, người ta tạo những khoảng trống giữa 2 khuôn với nhau để khi đổ đồng vào thì đó sẽ là phần thịt đồng.
Tràm hoa văn và khuôn một lần nữa: Người nghệ nhân thể hiện tài hoa và sự khéo léo của mình thể hiện hoa văn trên từng sản phẩm.
Đốt khuôn: Đốt khuôn là khâu rất quan trọng trong quy trình đúc chuông đồng, đòi hỏi khuôn phải có độ khô vừa phải, không được ướt quá cũng không được khô quá. Nếu độ khô không thích hợp sẽ dẫn đến việc chuông bị rỗ, đường nét hoa văn trên chuông sẽ không được tinh xảo.
Đúc chuông: Lựa chọn và pha đồng với thiếc sao cho phù hợp với trọng lượng của chuông (khâu này nhằm đảm bảo độ ngân của chuông). Đồng được nấu ở nhiệt độ 1200°C trước khi người ta tiến hành đúc chuông đồng.
Dỡ khuôn, làm nguội: Sau khi đúc, chuông sẽ được chờ đến khi nào nguội thì được dỡ ra khỏi khuôn và tiến tới bước hoàn thiện.
Hoàn thiện chuông: Sau khi dỡ khuôn, sản phẩm được mài sạch, đánh bóng, chảm khảm các nét hoa văn và lấy màu theo yêu cầu của khách hàng đã đưa ra.
Đồ đồng mỹ nghệ Quang Hà chuyên chế tác, cung cấp đồ thờ bằng đồng cao cấpđúc tượng Phật bằng đồng cỡ lớn, đúc chuông đồng với kiểu dáng và mẫu mã đa dạng, chất lượng và giá cả tốt nhất trên thị trường.
Để được nhận tư vấn về dịch vụ đúc chuông đồng, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với Quang Hà theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết.
—————————
CÔNG TY ĐÚC ĐỒNG MỸ NGHỆ QUANG HÀ
Trụ sở Công ty và Xưởng SX: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định
Địa chỉ Showroom và VPGD: 845 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 098 97 88888 / 0988 927 777